Ở tỉnh Kanagawa có gần 100 nhân viên Việt Nam đang làm việc.
Thực tập sinh kỹ năng, kỹ năng đặc định.
Số lượng đang tăng lên nhờ truyền miệng.
Nhìn bóng dáng làm việc nhanh nhẹn ấy không nghĩ rằng nhân viên ấy là thực tập sinh.
Giao tiếp với các nhân viên khác cũng vui vẻ, tươi sáng, không thua kém gì các bạn Nhật.
Được những người cao tuổi trong viện yêu thích.
Chắc là số lượng sẽ vẫn còn tăng.
Vì vậy chúng tôi đang chuẩn bị ký túc xá cho nhân viên Việt Nam có cả nhà hàng Việt Nam.
Trước điều đó thì chúng tôi đã mở thư viện văn hóa Việt Nam trong một viện dưỡng lão đặc biệt ở Kawasaki.
Ban đầu có một phòng bí mật trong phòng nghỉ giải lao của nhân viên trong viện, và được sử dụng làm thư viện.
Ở đó có nhiều cuốn sách tôi mang đến.
Lần này, chúng tôi đã chuẩn bị 120 cuốn sách tiếng Việt mới xuất bản.
Chúng tôi dự định tăng số lượng lên 500 cuốn.
Không chỉ dành cho nhân viên Việt Nam.
Ngược lại, từ bây giờ, tôi muốn nhân viên người Nhật học tiếng Việt và ẩm thực Việt Nam.
Văn hóa của Koyama Group. Giao lưu văn hóa quốc tế cùng với nhau.
Cùng nhau học hỏi và phát triển.
Trên cơ sở bình đẳng.
Năm nay là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam, và sẽ có các chương trình kỷ niệm.
Liên hoan phim Việt Nam cũng vậy.
Tôi đã nhanh chóng xem 5 bộ phim Việt Nam.
Gần giống với phim truyền hình của Nhật.
Bộ phim là tác phẩm văn hóa nghệ thuật.
Và là lối vào để tìm hiểu và cảm nhận văn hóa nước ngoài.
Tất nhiên là tôi đã đăng kí vào chương trình hỗ trợ của Liên hoan phim Việt Nam rồi.
Phim ảnh là công cụ giao tiếp, cử chỉ thân mật của tôi.
Cách đây khá lâu, khi hội nghị ASEAN được tổ chức tại Tokyo, phu nhân của chủ tịch nước Việt Nam đã đến thăm một viện dưỡng lão đặc biệt ở quận Koto.
Đi bằng xe của Thiên hoàng.
Có thể là có duyên với Việt Nam.
Nhờ sự nỗ lực của nhân viên Việt Nam, nhật ký này cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đăng trên trang chủ.
Tôi muốn ngày càng có nhiều người từ Việt Nam đến với Koyama Group.
Và tôi muốn có thêm những người bạn của Koyama tại Việt Nam.
Tôi cũng quan tâm tới gia đình các nhân viên đang ở Việt Nam.
Trong xã hội Internet tiện ích thì có thể liên lạc với gia đình, nhưng trong xã hội Covid thì nỗi cô đơn xa cách là điều khó khăn nhất.
Ở Nhật người ta nói là “Họ hàng xa không bằng láng giềng gần”.
Tôi muốn được trở thành người thân gần gũi hơn bây giờ 1 chút nữa .
Chúng tôi đặt mục tiêu trong vòng 5 năm tới sẽ có nhân viên quản lý cấp cao người Việt Nam trong công ty phúc lợi.
Nếu nuôi dưỡng, đào tạo ứng viên tốt, thì tôi chắc chắn điều này có thể đạt được.
Công việc của người quản lý y tế, phúc lợi là dốc sức đào tạo nhân viên.
Tất nhiên là tôi vẫn còn nhiều điều phải học.
Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36,4 Đường trong máu 194
Hai ngày sau khám nội soi Đại diện Koyama Yasunari