Đã 3 năm tôi liên tục viết nhật ký này, hơn 1000 lần.
Trong cuộc đời của người lười viết lách như tôi, đây là việc có tính đột phá.
Lý do bắt đầu là trong thời gian điều trị bệnh.
Tôi từng bay khắp cả nước để làm việc, nhưng khoảng thời gian đó chỉ toàn là họp trực tuyến tại văn phòng ở Ginza.
Những buổi hội thảo tập trung đông người ở Ginza, hay buổi lễ chào đón nhân viên mới đều được tổ chức trực tuyến, và tôi chỉ đi lại giữa nhà của mình và Ginza.
Vào những ngày cuối tuần, cuộc sống với thói quen đến rạp chiếu phim hay bảo tàng mỹ thuật trở thành cuộc sống chỉ ở trong nhà đọc sách, xem TV.
Không thể chịu đựng được cuộc sống cô đơn, tẻ nhạt đó, tôi bắt đầu gửi email cho nhân viên vào đêm khuya, hay đúng hơn là rạng sáng.
Phúc lợi y tế của Nhật Bản trong tương lai sẽ thế nào nhỉ?
Cùng với đó, Koyama Group nên được quản lý như thế nào?
Các nhân viên quản lý điều hành nên nhận thức được điều gì?
Hạn chế của Koyama Group hiện tại là gì?
Điểm mạnh là gì?
Tương lai thế nào?
Nhật ký này trình bày những điều thực lòng về sự lo lắng và những câu tôi tự hỏi chính mình.
Có lẽ trong cuộc họp vào ban ngày trước mặt mọi người tôi không thể nói ra những suy nghĩ trong lòng như vậy.
Có thể gọi đó là tiếng kêu của linh hồn cô đơn lúc rạng sáng không?
Người tràn đầy năng lượng, vặn ga hết cỡ vào ban ngày như tôi đến đêm cũng cảm thấy cô đơn.
Khi chìm sâu vào sâu thẳm trái tim, tự nhiên những ký ức về bố mẹ đã mất của tôi và những kỷ niệm thời thơ ấu lại ùa về.
Có lẽ là do trở về nhà của bố mẹ mình và xung quanh là đồ đạc của bố mẹ chăng?
Bức ảnh gia đình chụp khi tôi còn nhỏ vẫn như vậy.
Công việc của Koyama là phúc lợi y tế.
Tình người quan trọng hơn là kiến thức kỹ thuật chuyên môn.
Sự quan tâm chu đáo, sự hiền từ của bố.
Sự quan tâm ân cần và sự nghiêm khắc của mẹ.
Tất cả đều là tình yêu gia đình.
Có lẽ vì tôi được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ nên đến tuổi này tôi cảm thấy cô đơn.
Khổ sở với những hối tiếc về cuộc đời đầy hoài niệm.
Động lực để tôi sống là sự trưởng thành của những nhân viên trẻ tuổi của Koyama và nụ cười của những đứa trẻ mẫu giáo.
Tuổi già của tôi vẫn chưa khô héo.
Nhìn thấy tương lai tươi sáng của những bạn trẻ.
Điều đó là động lực sống của tôi mỗi ngày.
Yêu thương các đồng nghiệp ờ Koyama như gia đình.
Tôi đang một mình gặm nhấm tình yêu đơn phương ích kỷ đó.
Cuốn nhật ký này vừa là phương châm quản lý hàng ngày vừa là bản tự đánh giá, phân tích tinh thần.
Đó là lời khiển trách để động viên bản thân, cũng là sự ngẫm nghĩ lại.
Tôi có cảm giác như mình đang viết di thư mỗi ngày.
Di chuyển tới chiếc máy tính đặt ở bàn làm việc hướng về phía mặt trời mọc trong phòng ngủ của tôi.
Tôi biết ơn vì hôm nay tôi có thể thức dậy khỏe mạnh.
Có những ngày tôi không thể thức dậy vì cơ thể không khỏe.
Tôi trân trọng ngày hôm nay, ngày tôi có thể thức dậy.
Tôi biết ơn điều đó và sẽ không lãng phí.
Chiến đấu hết sức mà không phải lo lắng về những việc tiếp theo sẽ xảy ra.
Trong cuộc sống của tôi, không có do dự hay hối tiếc.
Từ giờ trở đi.
Hôm nay cũng vậy.
Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu 98・98・98
Nhiệt độ cơ thể 36,6 Đường trong máu 166
Dũng khí không có gì vứt bỏ Đại diện Koyama Yasunari