Nhật ký Koyama Ginza 7/2 Khu vực thứ 3

Nhật ký Koyama Ginza 7/2 Khu vực thứ 3

Gần đây tôi không nghe thấy thuật ngữ “khu vực thứ 3” nữa.
Trong thời kỳ bong bóng bất động sản và khu nghỉ dưỡng, nó được ca ngợi là một tổ chức chịu trách nhiệm phát triển và vận hành các cơ sở nghỉ dưỡng tại địa phương.
Trên tiền đề đất công và trợ cấp, công ty đã được thành lập với sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước và công ty tư nhân đầy sự quyết tâm, thành tích kinh doanh tốt.
Phần lớn nhân viên là nhân viên của công ty tư nhân, nhưng cũng có số ít là viên chức được phái tới.
Tôi cũng không nghe thấy từ này nữa, quan chức sau khi về hưu nắm chức vụ cao tại đoàn thể hay doanh nghiệp tư nhân có mối quan hệ mật thiết.
Tôi cũng từng là quản lý điều hành của công ty phát triển khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trong thời kỳ nền kinh tế bong bóng.
Tôi nhận được yêu cầu xây dựng trung tâm kiểm tra sức khỏe trong khu nghỉ dưỡng.
Các công ty kiểu đó được thành lập trên khắp Nhật Bản, nhưng cuối cùng tất cả các công ty đều bị giải thể do sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng.
Gần đây, chế độ quản lý được chỉ định hay việc chuyển giao công việc kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên.
Các dịch vụ bưu chính, cấp thoát nước, tổ chức sự kiện, y tế và phúc lợi… đều đang trong quá trình tư nhân hóa.
Nhưng công việc kinh doanh được chi trả tiền trợ cấp xét cho cùng cũng là công trình, dịch vụ công cộng sử dụng tiền thuế.
Nếu là dân, bạn có thể nói rằng mọi thứ đều hợp lý và hiệu quả, nhưng như bạn biết đấy, điều đó là không thể.
Người dân nhiều hơn viên chức.
Tư nhân có thể làm những việc tốt hơn nhà nước, nhưng cũng có việc thì tệ hơn.
Tôi nghĩ Olympic gần đây hay vấn đề của tổ chức Colabo ở Tokyo cũng có nguyên nhân như vậy.
Cho dù có quan chức tốt đã cất công sử dụng tiền thuế để tạo ra các chính sách nhằm cải thiện xã hội, thì vẫn có nhiều tư nhân lạm dụng để sử dụng vào mục đích không tốt.
Dù phân chia thuế cho các nhà điều hành doanh nghiệp tư nhân, thì vẫn thiếu các chế độ và hệ thống để kiểm tra.
Ở Nhật Bản hiện nay.
Ở nước ngoài, tôi nhớ là Thụy Điển, có mô hình Thanh tra Quốc hội.
Từ ngữ này gần đây tôi cũng không nghe thấy nữa.
Tôi nghĩ rằng cần các học giả, công ty điều tra và kiểm toán nội dung của các dự án phúc lợi được đầu tư bởi thuế.
Các viên chức không biết về nơi làm việc trực tiếp.
Theo ý nghĩa đó thì việc các quan chức trẻ được phái tới điều hành doanh nghiệp tư nhân và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế rất quan trọng.
Cho dù có hệ thống đào tạo quan chức ưu tú đi chăng nữa.
Ngày xưa, thời còn gọi là Bộ Tài chính, quan chức ưu tú đã đỗ kỹ thi tuyển công chức quốc gia khoảng 30 tuổi đã trở thành người đứng đầu cơ quan thuế địa phương.
Có thể là chế độ này nhận đầy sự chỉ trích của người dân nên giờ đã biến mất.
Tuy nhiên, tôi lại nhớ đến 1 cựu quan chức đã đỗ kỹ thi tuyển công chức quốc gia rồi trở thành Bộ trưởng mà tôi quen biết đã nói với sự xúc động sâu sắc rằng ông ấy nhớ khoảng thời gian đó và thực sự đã học hỏi được rất nhiều điều.
Cho tới bây giờ, tôi rất biết ơn khoảng thời gian làm giám đốc điều hành bệnh viện cấp cứu năm 28 tuổi, những kinh nghiệm khi đó là điểm khởi đầu cho vai trò người quản lý điều hành.
Từ viên chức thành tư nhân, hay từ tư nhân thành viên chức đều được.
Ở Mỹ, viên chức và tư nhân luân phiên lẫn nhau.
Chúng ta cần trao đổi nhân sự nhiều hơn giữa khu vực công và khu vực tư nhân.
Nếu không, thuế sẽ không được sử dụng hợp lý.
Những công ty tư nhân đạo đức kém chuyên trục lợi sẽ ngày càng nhiều, còn những công ty tư nhân về dịch vụ công cộng tốt và nghiêm túc sẽ không được đền đáp.
Các vị học giả, luật sư, kế toán viên và cố vấn về thuế.
Các vị hãy trở thành thanh tra viên và loại bỏ những kẻ xấu trên thế giới.
Các vị hãy trở thành giám sát viên của các cơ quan hành chính.
Tại vì tôi cũng chỉ là 1 người dân, 1 người điều hành doanh nghiệp tư nhân.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36,8 Đường trong máu 139
Người dân Đại diện Koyama Yasunari