Thiệp mừng năm mới

Thiệp mừng năm mới

Trên ngón tay trỏ bên phải của tôi lúc nào cũng dán một miếng băng cá nhân.
Mỗi buổi sáng, tôi sẽ dán nó sau khi tắm
Vết chai có từ khi còn nhỏ do cầm bút không thể khỏi được.
Tôi đã đến bác sĩ da liễu và biết rằng có thể điều trị bằng cách đốt nó, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn không làm.
Đến tận bây giờ, tôi vẫn có thói quen dùng ngón tay cái xoa xoa vết chai đó.
Nếu tôi không dán băng cá nhân đôi khi nó chảy máu sẽ làm bẩn tài liệu, vì vậy tôi vẫn băng nó hàng ngày.
Như một nghi thức vào buổi sáng.
Nó như một kỷ niệm đau lòng của một cô nữ sinh trung học.
Càng có tuổi thì việc viết thư cũng trở nên khó khăn vì tay trở nên run và tê cứng khi viết.
Hợp đồng, Biên bản họp Hội đồng quản trị, biên nhận cho vay.
Mọi người xung quanh khiến tôi cảm thấy căng thẳng và áp lực khi viết.
Lúc kí tên mọi người xung quanh nhìn chằm chằm vào tay tôi khiến tôi càng trở nên căng thẳng.
Thực ra tôi có thể là một người có ý chí yếu đuối và sợ ứng phó với mọi người xung quanh.
Nhưng tôi đã cố gắng đánh lừa bằng những câu bông đùa và nụ cười.
Cũng vì điều đó, dù vô lễ nhưng tôi không còn viết thiệp năm mới bằng chữ viết tay của mình nữa.
Tôi đã phản hồi bằng những tấm thiệp được in ra.
Tuy nhiên năm nay tôi hoàn toàn không trả lời.
Xin hãy thứ lỗi cho sự thất lễ của tôi.
Tôi đã nhận được một tấm thiệp chúc mừng từ nhân viên, nhưng xin phép không trả lời.
Thay vào đó, tôi đọc đi đọc lại khiến tôi cảm thấy ấm lòng.
Những tấm thiệp chúc mừng từ trường mẫu giáo cũng thật ấm lòng.
Khi nhận đươc thư từ những đứa cháu của mình chắc hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi.
Những tấm bưu thiếp được gửi cho người cha đã khuất của tôi từ các đối tác kinh doanh cũng đã hoàn toàn không còn.
Không còn lá thư nào từ người thân của cha tôi nữa.
Tất cả mọi người đã qua đời.
Tôi muốn bạn tận dụng cơ hội này để trở nên lãnh đạm.
Lời chúc mừng năm mới đã được đăng trên trang chủ.
Cũng có một phần bởi ảnh hưởng corona, nhưng vì tôi không còn giao lưu bên ngoài vào ban đêm nên tôi ngày càng dành nhiều thời gian hơn để giam mình.
Đó không phải là một điều xấu.
Khi tôi còn trẻ, tôi thích đi chùa và nhà thờ, nhưng bây giờ tôi thu mình trên giường.
Đó không phải là tọa thiền mà giống ngủ hơn.
Còn ban ngày, lúc nào tôi cũng có khách hoặc nói chuyện trong các cuộc họp, nên những lúc được một mình và tĩnh lặng cũng là khoảng thời gian của riêng tôi.
Cuốn nhật ký này vừa là cuộc trò chuyện với bạn bè của Koyama, và cũng là những dòng tự vấn.
Cách đây rất lâu, có lần tôi đã đến gặp bác sĩ tâm lý trong bữa tối và hỏi liệu mình có bị chứng rối loạn lưỡng cực hay không.
Ông ấy đã trả lời một cách dứt khoát rằng không có bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực nào nào ăn nhiều như tôi.
Đó là một chẩn đoán đã được xác định.
Hóa ra là vậy.
Nếu như tôi sút cân cân, chúng tôi sẽ nói chuyện một lần nữa.