Nhật ký Koyama Ginza  13/12    Công việc kinh doanh ở nước ngoài

Nhật ký Koyama Ginza  13/12    Công việc kinh doanh ở nước ngoài

Câu chuyện trong thời kỳ bong bóng 30 năm trước và sau đó

Câu chuyện sau khi một người thành công với công việc kinh doanh viện dưỡng lão có phí ở Philippines.

Tiền đã bị đánh cắp bởi người quản lý của địa phương, người kinh doanh trở nên chán ghét và rút lui khỏi thị trường.

Câu chuyện về một người cố gắng xây dựng một khách sạn nghỉ dưỡng ở Indonesia.

Công ty đã bị quan chức địa phương đòi quyền tiếp quản.

Câu chuyện về một người đã cố gắng thành lập một trường về chăm sóc, điều dưỡng ở châu Á.

Đã trả tiền cho các quan chức địa phương, nhưng vẫn không được cấp phép.

Việc kiện tụng ở nước ngoài cũng khác.

Ở nước ngoài, nơi luật pháp khác biệt và không có mối quan hệ thì chỉ biết ngậm đắng nuốt cay.

Ở châu Á, luật pháp, chính trị và cơ quan hành chính hành xử quá bản năng và việc bị lừa dối trong các khoản chiết khấu là điều bình thường.

Ngay ở Nhật Bản cũng có những chính trị gia và quan chức lạm dụng chức quyền.

Những câu chuyện bị ép vào thế khó, khổ cực.

Ngoài ra, ở quốc gia nào cũng có các quy tắc, giấy phép, thị trường khác nhau tùy thuộc vào khu vực hành chính cứ như là các quốc gia khác nhau vậy.

Ví dụ như Trung Quốc, tôi không thể nghĩ đó chỉ là một quốc gia.

Nên nghĩ nó giống như kiểu EU thì đúng hơn.

Công việc không thể làm được nếu bạn không quen với cuộc sống liên quan chặt chẽ với đất nước, dân tộc, tôn giáo, phong tục và lịch sử.

Tôi không biết bất kỳ ví dụ nào về một công ty đã mở rộng thành công ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh viện dưỡng lão.

Nếu thành công, nó sẽ bị đòi quyền điều hành.

Nếu thất bại, sẽ bị thua lỗ.

Các công ty địa phương hay kiếm tiền từ việc phát triển bất động sản, nhưng sau đó, việc kinh doanh viện dưỡng lão lại thua lỗ nặng.

Chỉ bắt buộc hoạt động.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp như vậy.

Tôi đã nghe nhiều về các trường hợp như thế, vì vậy Koyama Group ngoài tiếp nhận chuyên gia tư vấn và thực tập sinh kỹ năng ra thì từ chối tất cả.

Hoạt động kinh doanh an sinh xã hội về y tế, phúc lợi, giáo dục là một ngành mang tính nội địa.

Việc vươn ra thế giới là câu chuyện của ngành chế tạo sản xuất và internet.

Giáo dục, chăm sóc điều dưỡng là công việc dành cho những người biết tiếng Nhật và quen thuộc với văn hóa Nhật.

Một người nước ngoài yêu thích Nhật Bản có thể đến Nhật Bản và học hỏi về công việc, nhưng đó không phải là lĩnh vực mà người Nhật có thể ra nước ngoài và thành công.

Người Nhật cũng từng du học ngành y ở Mỹ, Đức, Pháp rồi quay về Nhật xây dựng y tế ở Nhật.

Trong 40 năm, tôi đã đến thăm và học hỏi các viện dưỡng lão trên khắp thế giới, nhưng công việc ở Nhật Bản thì tất cả đều triển khai theo luật pháp, văn hóa của Nhật.

Việc du nhập từ nước ngoài thì tôi chỉ muốn ở mức độ thời trang hay túi xách.

Các viện dưỡng lão trên thế giới cũng không bị chi phối bởi các công ty của Thụy Điển.

Các khu phố được xây dựng dành cho người cao tuổi cũng không phải là các công ty của Mỹ mở rộng ra thế giới.

Vì công việc phúc lợi y tế có bản chất là một ngành công nghiệp nội địa nên tôi cảm thấy an tâm khi chuyên tâm làm việc trong Nhật Bản.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu  96・97・98

Đường trong máu 164   Nhiệt độ cơ thể 36,1 độ

Yêu bàn sưởi Kotatsu ( bàn có gắn hệ thống sưởi)   Đại diện Koyama Yasunari