Nhật ký Koyama Ginza  26/10     Thuế quê hương của Koyama

Nhật ký Koyama Ginza  26/10     Thuế quê hương của Koyama

Giai đoạn đầu tiên của công việc cải tạo xây dựng một trường mẫu giáo ở Tokyo đã kết thúc.

Mặc dù là một trường mầm non có lịch sử lâu đời, nhưng tòa nhà đã xuống cấp theo thời gian và cần được tu sửa khá nhiều.

Sơn lại tòa nhà với màu sắc tươi sáng, và đặt các thiết bị sân chơi cao cấp vào vườn trường.

Thi công giai đoạn 2 phải làm đường ống cấp nước nóng nên chi phí cải tạo có đơn vị trăm triệu yên.

Ở nơi các cháu sinh hoạt thì không có vấn đề gì, nhưng tôi vẫn cải tạo cho nội thất đẹp hơn, trang thiết bị mới hơn, tiên tiến hơn.

Làm cho trường mầm non trở nên thú vị hơn với trẻ nhỏ.

Số lượng sách tranh cũng đang tăng lên theo đơn vị trăm cuốn.

Tôi cũng đã mua thử nghiệm các đồ chơi trí tuệ để trẻ có thể chơi một mình, và thử nghiệm cho trẻ chơi ở nhà trong khi bố mẹ đang làm việc tại nhà.

Nếu kết quả tốt, tôi muốn mua số lượng lớn và sử dụng chúng trong trường mầm non.

Với trường mầm non, điều đương nhiên là phải xây dựng được tình cảm thân thiết và tin cậy như người mẹ đối với cả các em nhỏ và các phụ huynh.

Trong thời đại ngày nay, các phụ huynh cũng yêu cầu trường mầm non phải có chương trình giáo dục không thua kém trường mẫu giáo.

Trong thời đại thực hiện các biện pháp cần thiết thì ưu tiên hàng đầu của phúc lợi là hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bây giờ Nhật Bản đã trở nên giàu có, thì không chỉ có mỗi vậy.

Chúng ta cần sự tiến bộ và tiến hóa để đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh.

Chăm sóc trẻ em cũng trở thành ngành dịch vụ giáo dục.

Điều này được thể hiện qua sự phát triển và mở rộng của các trường mầm non do các công ty cổ phần vận hành.

Cũng giống như lịch sử của ngành chăm sóc điều dưỡng, đã phát triển vượt bậc như một ngành dịch vụ đời sống với các công ty cổ phần.

Nhà nước đã chuyển hướng chính sách theo hướng tư nhân hóa.

Nếu việc tuyển dụng giáo viên mầm non được nới lỏng hơn, thì chắc chắn các ngành khách sạn, thể thao và du lịch sẽ tham gia vào thị trường này.

Các trường mầm non quản lý yếu kém, mang suy nghĩ đang làm phúc lợi thôi thì sẽ rơi vào tình trạng giống với các viện dưỡng lão.

Rất khó để một doanh nghiệp tư nhân tận tâm với công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ tồn tại như trong thị trường dựa trên nguyên tắc cạnh tranh.

Tương lai của ngành chăm sóc giáo dục trẻ em sẽ ngày càng khó khăn hơn Nhật Bản, nơi tỷ lệ sinh đang giảm và dân số đang già đi.

Chính vì vậy Koyama Group hướng đến mục tiêu trở thành một cơ sở giáo dục trẻ em tích hợp y tế, chăm sóc điều dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em.

Hướng đến việc trở thành nhà cải cách thời đại.

Tạo ra cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em với phần cứng ( trang thiết bị, cơ sở vật chất) và phần mềm ( con người, kỹ thuật…) tiên tiến.

Hiên nay các trường mầm non đang được các cơ sở của Koyama Group trên khắp cả nước gửi tặng trái cây đặc sản của các vùng miền.

Dưa lưới từ Tottori.

Táo, lê và nho từ Fukushima.

Táo từ Yamagata.

Hơn nữa, đều là những đặc sản cao cấp khiến các nhân viên bất ngờ.

Tôi muốn bọn trẻ biết mùi vị ngon thực sự khi chúng còn nhỏ.

Mong muốn này được Koyama trên cả nước ủng hộ.

Tôi vô cùng biết ơn.

Khi tôi đến kiểm tra công trình xây dựng của trường mầm non, tôi đã nhận được tranh vẽ, thư cảm ơn đã gửi tặng hoa quả từ các cháu bé.

Thư và tranh được gửi tới người đã gửi tặng.

Đây thư cảm ơn của các cháu bé, cũng là hóa đơn cho năm sau.

Hóa đơn vui vẻ.

Chuyển tới chỗ các bác nông dân trồng cây hoa quả.

Koyama G mang đến nhiều thứ không chỉ là đặc sản nổi tiếng của vùng.

Xây dựng cầu nối giao lưu văn hóa khu vực.

Thật là một công việc hạnh phúc.

Những điều buồn rầu và những điều hạnh phúc xen kẽ trong tôi.

Giống với cuộc đời.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu  96・97・97

Đường trong máu 169   Nhiệt độ cơ thể 36,5 độ

Tháng này là ông già táo  Đại diện Koyama Yasunari