Nhật ký Koyama Ginza  16/10     Xã hội thị trường và Phúc lợi

Nhật ký Koyama Ginza  16/10     Xã hội thị trường và Phúc lợi

Một câu chuyện từ 30 năm trước.

Tôi đã tới một buổi diễn thuyết của Hiệp hội viện dưỡng lão.

Giảng viên là một phụ nữ cao tuổi là chủ tịch công ty phúc lợi xã hội kiêm giám đốc một viện dưỡng lão đặc biệt.

Nói chung là kiêu ngạo.

Viện dưỡng lão có phí của công ty cổ phần có thể lựa chọn khách hàng của họ.

Toàn người có nhiều tiền.

So với điều đó, công ty phúc lợi xã hội thì không thể lựa chọn.

Như thể muốn nói rằng đó là một nhiệm vụ cao cả, tuyệtvời và khó khăn.

Đã đến lúc đặt câu hỏi nhưng giám đốc công ty lúng túng, không giơ tay.

Người nhỏ tuổi nhất, lần đầu tiên tham gia là tôi đã không sợ hãi mà giơ tay.

Khác với các viện dưỡng lão đặc biệt, thế giới của các công ty cổ phần có sự cạnh tranh.

Phúc lợi xã hội dễ dàng hơn do được chính phủ đảm bảo.

Khi tôi nói vậy, vị ấy tỏ ra khó chịu và không đáp lại.

Thực tế là công ty đó đã bị giải thể sau vài tháng sau đó.

Để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân sự, họ đã đưa các thực tập sinh từ nước ngoài vào.

Với thái độ kiêu ngạo nổi tiếng trong ngành, nên chẳng thu hút được nhân viên.

Nó bị giải thể vì không thể tuân thủ lệnh hoàn trả lại phí sửdụng.

Có lẽ tình hình kinh doanh không ổn nên không thể hoàn trảđược.

Vì vậy đến cuối cùng vẫn kiêu ngạo.

Giáo dục, y tế và phúc lợi, tất cả đều đang cố gắng duy trì bằng sự độc lập của công ty tư nhân.

Đã tới thời đại mà người sử dụng dịch vụ có thể tự do lựa chọn.

Bệnh viện, viện dưỡng lão và trường mầm non sẽ trở thành xã hội cạnh tranh khốc liệt.

Nếu không trở thành một cơ sở được lựa chọn, thì sẽ không thể tồn tại về mặt tài chính.

Phá sản, sáp nhập, tái cơ cấu?

Nhân viên sẽ hối hận cả đời nếu không chọn công ty làm việc và người quản lý.

Tất nhiên, các nhà quản lý cũng chọn nhân viên của họ.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu  97・98・98

Đường trong máu 153    Nhiệt độ cơ thể 36,1 độ

Ghét sự kiêu ngạo và tự mãn     Đại diện Koyama Yasunari