Nhật ký Koyama Ginza 2/10   Những người có chứng chỉ giáo viên nhưng không làm nghề dạy học

Nhật ký Koyama Ginza 2/10   Những người có chứng chỉ giáo viên nhưng không làm nghề dạy học

Có rất nhiều chứng chỉ quốc gia như giáo viên, giáo viên chính thức, giáo viên mầm non, y tá, chăm sóc điều dưỡng, và bạn sẽ không thể làm việc nếu không có những chứng chỉ đó.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là trong xã hội có nhiều người đã có chứng chỉ nhưng không làm công việc đó.

Có vẻ những người nói rằng ban đầu không định làm công việc đó, nhưng cứ lấy chứng chỉ trước đã đang tăng lên.

Thật lãng phí.

Nếu nói là họ sẽ làm việc tại đâu, thì có vẻ họ lại làm công việc ở 1 công ty thông thường.

Trường tiểu học thì có thể nguyên nhân là do những phụ huynh khó tính ( Monster Parents), và nghề giáo viên được cho là nghề gặp nhiều căng thẳng.

Chăm sóc nuôi dạy trẻ em và điều dưỡng cũng vậy.

Nếu nhìn trên thế giới, Nhật Bản có rất ít chính trị gia, doanh nhân tự khởi nghiệp, đạo diễn phim, nhà văn tốt nghiệp trường y.

Theo quan điểm lan tỏa và thẩm thấu của y tế vào trong xã hội của tôi thì không nên chỉ toàn là những người tốt nghiệp trường y rồi trở thành bác sĩ.

Trong thời đại ngày nay, dường như chính phủ và trong ngành không thể kì vọng chỉ những người sẽ trở thành bác sĩ y khoa mới được vào học trường y.

Những người tốt nghiệp trường y nhưng đi làm trong ngành tài chính với mức lương cao hơn, những người vốn không có khả năng giao tiếp.

Có lẽ có những người không thích hợp với nghề bác sĩ nhưng vẫn đang học trường y.

Tôi nghĩ rằng các chuyên gia dinh dưỡng làm việc trong các nhà hàng, khách sạn và viện dưỡng lão sẽ tốt.

Tuy nhiên, một lượng lớn tiền thuế được đầu tư vào các trường nghề dạy học để lấy chứng chỉ quốc gia.

Học phí cao vì được dạy bởi giáo viên chuyên môn.

Bệnh viện có quỹ học bổng cho sinh viên khoa điều dưỡng.

Vì vậy, việc xã hội mong đợi những người có chứng chỉ quốc gia sẽ làm việc như những gì họ được học là điều đương nhiên, nhưng điều đó đã không còn tính thực tế.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Nếu các bệnh viện, cơ sở, trường học nới lỏng tỉ lệ phân bổ người có chứng chỉ chuyên môn thì sẽ như thế nào nhỉ?

Khoảng một phần ba là để cho những người sau khi làm việc ở ngoài xã hội, có hứng thú với nghề giáo viên lên bục giảng thì thế nào nhỉ?

Nhiều giáo viên ở các trường đại học mới thành lập từng là giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Những gì được học trong Khoa Giáo dục, dù là phương pháp giảng dạy hay chế độ giáo dục thì có thể không phải là tri thức cần thiết cần được giáo dục.

Nếu những người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ có thể được công nhận và được tuyển dụng vào trường mầm non, trường mẫu giáo với tư cách là người chuẩn bị lấy chứng chỉ quốc gia thì thế nào nhỉ?

Trên hết, những phẩm chất cần có ở nhân viên là trách nhiệm với cuộc sống, nhiệt huyết và giàu tình thương.

Có thể đáng tin cậy hơn một sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm.

Bác sĩ, y tá hay giáo viên thì sau khi tốt nghiệp vẫn cần thiết phải có nỗ lực và thái độ tiếp tục học tập trong suốt cuộc đời.

Y học, chăm sóc điều dưỡng, giáo dục, chăm sóc giáo dục trẻ em là những ngành khoa học tiến bộ.

Có rất nhiều tác hại nếu làm việc lâu năm, trở nên quá quen thuộc, và trở nên quá tin tưởng, tự hào với kỹ năng của bản thân.

Tại Koyama Group, chúng tôi rất muốn tuyển dụng những người có chứng chỉ giáo viên nhưng không làm nghề dạy học.

Tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp với công việc hành chính văn phòng của phúc lợi y tế.

Họ cũng có thể tổ chức hội thảo đào tạo nhân viên mới dưới sự quản lý của tôi.

Koyama G luôn chào đón những trí tuệ mới.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu   98・98・98

Đường trong máu 159   Nhiệt độ cơ thể 36,6 độ

Người quản lý đã bắt đầu khô héo   Đại diện  Koyama Yasunari