Hội thảo Team care ngày thứ hai đã kết thúc.
Hàng trăm người từ khắp nơi trên đất nước đã tham gia qua Zoom.
Nhưng hội trường của trường đại học thưa thớt vắng vẻ.
Tuy nhiên, vào thời khắc bước lên sân khấu giữa một hội trường lớn liền cảm thấy tinh thần phấn chấn.
Những người thuyết trình hẳn đã rất hồi hộp khi lên sân khấu phát biểu.
Tôi đã ở trên sân khấu để đánh giá tổng thể về buổi hội thảo.
Các bổi hội thảo kín cũng đần mở cửa để chào đón những người từ bên ngoài tham gia.
Tôi cũng muốn để các thực tập sinh kỹ năng và các thực tập sinh đặc định đến từ Châu Á tham gia thuyết trình.
Chúng tôi cũng muốn liên kết với Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc để biến nó trở thành một hội nghị quốc tế.
Không chừng cũng có thể hợp tác với hiệp hội viện dưỡng lão của Đài Loan.
Mục đích của tôi khi tổ chức hội thảo không chỉ dừng lại là sự nghiên cứu về chăm sóc y tế của riêng Koyama group, mà hơn thế là muốn nó ngày càng tiến bộ và được xã hội công nhận.
Các hội thảo về phúc lợi và điều dưỡng có xu hướng tự thỏa mãn vì họ khai thác quá sâu vào nội tâm, suy nghĩ và lòng nhân ái.
Học hội là nghiên cứu, khoa học và tiến bộ.
Các nghiên cứu được phát biểu tại các hội nghị học thuật được xem xét và nhận xét bởi những người khác.
Tính khách quan và khả năng thực dụng của nội dung phải được xác minh.
Vì vậy, sau này nếu không được giới y học trong và ngoài nước công nhận, thì nó chẳng qua cũng chỉ là một văn hóa một khu vực của Nhật không thông dụng bên ngoài.
Y tế là khoa học, còn điều dưỡng là văn hóa.
Team care không phải là năng lực độc nhất của một cá nhân, kinh nghiệm bản thân hay một điều kỳ tích.
Nó phải là một phương pháp kỹ thuật mà ai cũng có thể học được.
Chúng tôi sẽ áp dụng điều này vào thực tế tại tất cả các cơ sở của Koyama Group, thực nghiệm chúng góp phần giúp cho nhân viên tiến bộ và phát triển.
Nếu không như thế thì tính hợp pháp và ý nghĩa của học hội sẽ mất đi.
Chúng tôi đang dần chuẩn bị bước tiếp theo sẽ chuyển đổi hội thảo từ nội bộ ra ngoài xã hội
Koyama luôn không ngừng hoàn thiện và phát triển.