Xây đập

Xây đập

Nền tảng của quyền lực nhà nước là việc trị thủy.

Tôi đã nghe giả thuyết rằng các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng để đối phó với lũ lụt của sông Nile.

Sự phát triển của Edo cũng bắt đầu từ các công trình kiểm soát lũ lụt.

Kyoto cũng thịnh vượng nhờ sự phát triển của các con sông, giúp phân phối các loại thực phẩm tươi sống.

Sau chiến tranh, nhiều đập đa năng được xây dựng ở Nhật Bản, không chỉ để làm đường giao thông, mà còn để kiểm soát lũ lụt và phát điện.

Tuy nhiên, từ lúc tôi còn nhỏ các con đập đã gắp liền với sự tàn phá của thiên nhiên, và một chiến dịch truyền thông đại chúng chống lại việc xây đập đã lan rộng trong người dân.

Từ đó thúc đẩy các nhà máy điện hạt nhân dưới vỏ bọc năng lượng sạch.

Và bây giờ là đến điện từ năng lượng mặt trời.

Nhưng nếu so ra thì chẳng phải xây dập vẫn an toàn hơn so với các vấn đề kia hay sao.

Để kiểm soát lũ lụt và sản xuất năng lượng tự nhiên, các đập vừa an toàn vừa hiệu suất tốt.

Trong những năm gần đây, hạn hán và mưa lớn đã xảy ra trên khắp thế giới.

Nhật Bản, xứ sở của nước, phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt.

Khi tôi nhìn thấy các tấm pin mặt trời bao phủ những ngọn núi, tôi nghĩ rằng một con đập vẫn sẽ bảo vệ đất đai mà không làm hư hại nó.

Luôn có một công viên xung quanh đập.

Tôi muốn tạo nên một hình thái phúc lợi mới với một trang trại.

Khu vực xung quanh đập thự sự có phải là vùng nguy hiểm?

Khi còn học cấp 1, mỗi kỳ nghỉ hè, tôi đều đi lái xe đến hồ nhân tạo của con đập.

Bây giờ khu đó đã thành thế nào rồi nhỉ.

Tôi nhớ rằng công nghệ đập của Nhật Bản rất tuyệt vời.

Nó làm tôi nhớ đến bộ phim Kurobe no Taiyo được đóng bởi Yujiro Ishihara.