Nhật ký koyama ngày 28.7

Nhật ký koyama ngày 28.7

Số trẻ em phải chờ đợi để được vào trường mẫu giáo năm nay đã giảm 669 trẻ so với năm trước.Có nghĩa là, vào năm tới danh sách các trường mẫu giáo trên toàn thủ đô sẽ bắt đầu có biến động.

Các trường mầm non nổi tiếng được yêu ưa chuộng thì không sao, nhưng các trung tâm mầm non ít phổ biến hơn tiếp tục thiếu chỉ tiêu sẽ gây nên một cơn bão tái cơ cấu nhân sự.

Do số lượng giáo viên mầm non không thay đổi nên các giáo viên mầm non mới ra trường sẽ khó tìm được việc làm. Đây là việc mà năm năm trước không thể tưởng tượng được.

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già đang diễn ra một cách nhanh chóng dẫn dến tình trạng dư thừa cở sở vật chất.

Tại Nhật Bản, tất cả các dịch vụ đều có xu hướng cung vượt quá cầu.

Năm năm trước, tôi đã nghe giám đốc của một trường mẫu giáo nói rằng trong bối cảnh xã hội có tỷ lệ sinh không ngừng giảm trong tương lai,ông đã tính đến việc chuyển đổi trung tâm mẫu giáo thành một dịch vụ ban ngày.

Tuy nhiên dù có chuyển thành dịch vụ ban ngày đi chăng nữa thì trong 5 năm này số lượng doanh nghiệp ở tokyo cũng sẽ giảm phân nữa

Nói cách khác, một nửa đã bị đóng cửa.

Dịch vụ ban ngày ở tokyo sẽ trở thành một ngành nghề thua lỗ trong tương lai

Tôi nghĩ đây cũng là hệ quả của việc khai trương một cách ào ạt.

Tất nhiên, cũng có ảnh hưởng bởi dịch bệnh corona

Những ngành dịch vụ nhà hàng hay hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống được hưởng trợ cấp nhưng những trung tâm dịch vụ ban ngày và trường mầm non thì không có chế độ đó.

Ngành y tế và phúc lợi cũng có chế độ cho vay nhưng nói cho cùng thì vẫn phải trả lại.

Tôi nghĩ nó không công bằng.

Tôi đã xây dưng rất nhiều trường mầm non và mẫu giáo để không ai phải nằm trong danh sách chờ đợi vì không đủ cơ sở vật chất

Vậy mà, khi đã đạt đến đỉnh cao thì lại phải đối mặt với sự tái cơ cấu và thời đại cạnh tranh để sinh tồn.

Nếu nó không trở thành cơ sở được khách hàng lựa chọn, thì phải đối mặt với nguy cơ bị thu mua và sát nhập.

Ngành dịch vụ nói chung và các trường học và trường luyện thi cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự như vậy.

Ở Ginza, một phần ba số biển quảng cáo thay đổi hàng năm.

Nói cách khác, một phần ba số cửa hàng phải đóng cửa.

Đây là nơi khó khăn nhất trong cuộc cạnh tranh sinh tồn này.

Tôi nghĩ rằng ngành y tế và phúc lợi cần có sự ổn định, vì thế một xã hội cạnh tranh khốc

là điều tôi không mong muốn.

Tuy nhiên, ở một xã hội như bây giờ thì chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự lực sinh tồn

Tập đoàn Koyama đã từng phá sản và bắt đầu lại từu đầu bằng việc kinh doanh bệnh viện GINZA. Năm sau là kỷ niệm tròn 40 năm thành lập.

Trong bối cảnh vỡ bong bóng bất động sản tập đoàn Koyama đã phất cờ và bắt đầu mở rộng quy mô toàn quốc.

Tôi không ngờ mình sẽ trải qua hai lần vỡ bong bóng trong đời.

Cơn bão thứ hai làm căng buồm của con tàu.Đón gió căng buồm.

Khi gặp bão, hãy lái hết tốc lực tiến thẳng về phía trước vùng biển động để vượt qua

Nếu bạn cố gắng tránh sóng và thoát ra, cuối cùng, bạn sẽ bị sóng nuốt chửng và con tàu sẽ bị lật. Cứ thế thì không tài nào trốn thoát được nữa.