Nhật ký koyama ngày 26.7

Nhật ký koyama ngày 26.7

Tôi không phải là một con quái vật trong nhà hát,nhưng đã sống một cuộc sống như một  quái nhân trong rạp chiếu phim.

Trước giờ tôi vẫn luôn nói rằng muốn hổ trợ cho các dự án phim và trở thành một trong những nhà tài trợ.

Trong ngành y, có rất nhiều thứ có thể dựng thành phim chẳng hạn như chứng mất trí ở người cao tuổi hay xoay quanh việc chăm sóc điều dưỡng hàng ngày được lấy ý tưởng để làm thành phim.

Trong những chuyên mục trên tạp chí hay các bài tiểu luận những câu chuyện trong phim cũng thường được đề cập đến. Các trường đại học cũng thường lấy những mẫu phim đó để làm tài liệu giảng dạy.

Ví như Rainman, The Intouchables, How to Find the Best Life, Eclipse, Memories of Tomorrow, Alice..vv.. Chủ đề của bất kỳ bộ phim nào cũng là niềm vui của sự sống và sự bi thương của cái chết.

Chỉ cần là việc liên quan đến con người thì không thể tách rời khỏi bệnh tật và y tế.

Dưới góc độ y học mà nói thì không có phim nào tránh khỏi việc bị chỉ trích.

Robocop lấy bối cảnh là một bệnh viện phục hồi chức năng trong tương lai.

Biohazard là một bộ phim nói về bệnh truyền nhiễm.

Nhưng chúng cũng vô ích trong việc phòng chống corona

Cái hay của phim ảnh là bạn có thể thưởng thức chúng từ mọi góc độ.

Ngoài ra, tập đoàn Koyama chúng tôi cũng hợp tác với những tác phẩm lấy bối cảnh ở các vùng quê để hổ trợ cho những dự án quảng bá quê hương,

Dưới sự hỗ trợ của sở văn hóa và chính quyền địa phương , chúng tôi sẽ sử dụng số tiền được trợ cấp để làm một bộ phim nhỏ

Đương nhiên là cũng cần sự hợp tác và hỗ trợ từ các đạo diễn, diễn viên và người thân của những người nổi tiếng địa phương.

Tôi nghĩ đó là một điều tốt để làm, dù biết chắc nó chỉ là một bộ phim tài liệu trên TV nhưng tôi vẫn muốn nó được công chiếu ở rạp. Mọi người nghĩ thế nào về việc ấy.

Điều tôi đặc biệt mong đợi là mối liên kết của gia đình và diễn viên chính.

Thậm chí nếu có nhà tài trợ chi trả chi phí sản xuất thì vé vào cửa là 1800 yên nếu như công chiếu ở rạp. Không có mấy người trả nhiều như vậy để xem nó ở rạp chiếu phim. Những sân khấu kịch nhỏ cũng gặp vấn đề tương tự.

Có rất nhiều người muốn làm một bộ phim và muốn được tham gia diễn xuất, nhưng không có nhiều người trả tiền để xem nó.

Thử hỏi những người đến xin tài trợ để sản xuất phim đại khái một năm chi trả bao nhiêu để xem phim.?

Khi làm một bộ phim về tiểu sử của cha mẹ hoặc ông bà, chất lượng của tác phẩm thường kém đi vì kịch bản và và diễn xuất đi theo hướng hoàn mỹ hóa.

Điều này cũng đúng ngay cả khi bạn quay ở quê hương của mình.

Sự thiên vị và ưu ái không thể tạo ra cảm xúc thực sự.

Đó là chuyện hiển nhiên.

Tôi không muốn bị phản đối, vì vậy tôi không tham gia vào quá trình sản xuất.

Khi phim được làm xong, tôi chỉ mua vé và giới thiệu cho người quen.

Khi làm một bộ phim về cha mẹ của chính mình, họ thường đạt cảm tính của mình vào phim.

Cái họ diễn không phải cha mẹ của họ mà là cách họ nghỉ về cha mẹ mình.

Tôi nghĩ nó cũng không phải việc xấu. Chỉ là tôi không nghỉ là sẻ bỏ tiền ra để xem nó.

Năm sau, nếu làm phim cho dự án Koyama 40th Anniversary, tôi sẽ không phát hành.

Tôi sẽ biến nó thành một bộ phim đáng nhớ của riêng tôi.

Tôi không muốn cho ai xem.

Như một kỷ niệm chỉ có cha và tôi biết.

Nhưng khó khăn và gian khổ hơn nửa thế kỷ này không phải là thứ người khác có thể hiểu được.