Ở phía dưới đáy cốc có logo của Tập đoàn Phúc lợi Y tế Koyama.
Cuối tuần của tôi thường tới viện bảo tàng hay rạp chiếu phim.
Đến bảo tàng cũng giống như đi dạo, còn ở rạp chiếu phim thì ngủ gật khi xem những bộ phim nhàm chán.
Đi vòng quanh nhiều lần nên tôi gọi đây là Ba môn phối hợp bảo tàng – rạp chiếu phim.
Cũng có thể gọi là cuộc đi bộ đường dài trong thành phố.
Nếu có cơ hội, tôi sẽ mua các tác phẩm ban đầu của nghệ sĩ để ủng hộ các nghệ sĩ trẻ.
Không phải là đầu tư, cũng không tới mức gọi là sởthích.
Mà đơn giản là để ủng hộ những người trẻ.
Thật vui khi sự trưởng thành của nghệ sĩ gắn với những kỉ niệm, năm tháng trong cuộc đời mình.
Ở viện dưỡng lão đặc biệt chỉ trưng bày tác phẩm của một tác giả, giống như là bảo tàng trưng bày tác phẩm cá nhân.
Cách vài năm lại mua tác phẩm của tác giả đó, trưng bày các tác phẩm cạnh nhau, sẽ có thể thấy được sự trưởng thành, thay đổi trong phong cách của tác giả.
Tuổi già của tôi thay thế bằng sự trưởng thành của những người trẻ.
Đây là cách suy nghĩ của một người không có con cái.
Tôi có duyên tham gia hoạt động hỗ trợ sản phẩm thủcông mỹ nghệ của Nhật Bản mà đại diện là cựu bộtrưởng bộ văn hóa.
Hội có những vị như giám đốc bảo tàng nghệ thuật quốc gia hay hiệu trưởng trường đại học nghệ thuật…
Còn được gọi là Hội thủ công mỹ nghệ Nhật Bản.
Nói cách khác, đây là hoạt động tài trợ mua các tác phẩm của các nghệ sĩ, tác giả trẻ.
Tôi thích những tác phẩm tự nhiên và có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hơn là phong cách phô trương.
Tôi không sử dụng đồ sơn mài, đồ gốm đắt tiền làm dụng cụ ăn uống.
Những ly rượu đắt tiền đều bị vỡ trong lúc đang sửdụng.
Quả nhiên là những đồ thủ công mỹ nghệ, có thể sửdụng bình thường hàng ngày mà không cần quá cố gắng giữ gìn vẫn hợp với tôi nhất.
Hàng ngày đều sử dụng mà tôi không thấy chán.
Gần đây, tôi đang sử dụng cốc gốm sứ Mashiko – quà lưu niệm của lễ khánh thành viện dưỡng lão.
Tôi đã tặng cho các nhân viên của viện.
Không phải dành tặng cho khách.
Sử dụng dụng cụ ăn uống thủ công mỹ nghệ trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
Tiếc là ở bệnh viện, viện dưỡng lão không sử dụng được, vì rửa bằng máy rửa bát sẽ bị vỡ mất.
Theo lời khuyên của sinh viên đại học mỹ thuật về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống, thì tôi nghĩ ở trong viện dưỡng lão sẽ không sử dụng được.
Cơ sở chăm sóc, điều dưỡng với bảo tàng mỹ thuật thủcông mỹ nghệ hợp nhất lại.
Tôi sẽ cung cấp dụng cụ ăn uống thủ công mỹ nghệ đểcác em mẫu giáo, mầm non sử dụng trong bữa ăn.
Đây cũng là văn hóa, truyền thống của Nhật Bản.
Và cũng phù hợp với giáo dục về ăn uống bằng quan sát, cảm nhận thực tế.
Tôi muốn chú trọng tới sinh hoạt, đời sống lúc các em còn nhỏ hơn việc nuôi dạy các em.
Tôi không thể can thiệp quá nhiều vào việc nuôi dạy các em, nhưng chỉ là 1 phần trong việc giáo dục ăn uống trong trường mầm non thì cũng được chấp nhận nhỉ.
Bản thân tôi, nhờ có bố mẹ mà tôi đã rất hạnh phúc, nên tôi cảm giác hơi sai khác với nhiều thứ trong xã hội ngày nay.
Tôi suy nghĩ liệu mình có thể làm thêm điều gì đó cho trường mầm non hay cơ sở dành cho bà mẹ và trẻ em của mình hay không.
Đây là suy nghĩ cá nhân của ông già muốn tránh các vấn đề xã hội hay chính trị.
Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu sáng nay 98・98・97
Đường trong máu trước bữa ăn 144 Nhiệt độ cơ thể 36,2 độ
Rocks glass ( Ly thấp, đế dày, chuyên dùng để phục vụcác món rượu mạnh có đá) không vỡ Đại diện Koyama Yasunari