Tiêu đề và nội dung của nhật ký ngày hôm qua không khớp với nhau.
Đó là điều tôi hay gặp phải.
Tôi quyết định đặt tiêu đề và bắt đầu viết nhật ký, nhưng lúc đang viết thì nội dung lại khác đi, và việc thay đổi tiêu đề cũng thường xuyên.
Hôm qua, trước khi viết tới đó, thì tôi lại hết thời gian.
Đã có quá nhiều thứ tôi muốn viết.
Những suy nghĩ cứ dâng trào lên mãnh liệt.
Không tới mức như vậy, nhưng khi bắt đầu viết thì cứ đi từ liên tưởng này tới liên tưởng khác, rồi khác với ý tưởng từ đầu định viết, đã bao lần như vậy.
Chắc là tính cách của tôi vốn như vậy.
Cũng có nghe nói là sự liên tưởng, linh hoạt, ý tưởng phong phú, nhưng nói chung là tôi không thể bình tĩnh mà suy nghĩ được.
Bên trong đầu tôi đang thay đổi liên tục và không dừng lại.
Hàng ngày có quá nhiều vấn đề chưa giải quyết.
Những việc đó không phó mặc cho người khác, mà phải tự mình phải đối mặt, giải quyết.
10 năm qua, có vô số việc khiến tôi hối hận khi phó thác cho người điều hành, quản lý.
Không phải là nếu tự mình làm thì mọi việc sẽ trôi chảy.
Nhưng gần đây, có nhiều người điều hành, quản lý khôn lỏi, thiếu trách nhiệm.
Số người chỉ muốn làm công ăn lương, cứ làm việc như vậy cho đến tuổi nghỉ hưu đã tăng lên.
Nó được gọi là quan liêu hóa hay doanh nghiệp lớn hóa.
Đặt tên là những nhân viên uể oải.
Trong ngành này cũng có tư tưởng phúc lợi.
Sai lầm khi nghĩ rằng phúc lợi là tử tế với bản thân mình, công việc nhàn nhã cho bản thân mình chứ không phải là quan tâm, để ý, tử tế với người khác.
Người như vậy không thích hợp với phúc lợi y tế của Koyama.
Vì sao, vì nó liên quan đến cuộc sống và tính mạng của con người.
Bản đồ đi bộ của Poppo là.
Bản đồ trong bệnh viện của các em nhỏ, bản đồ trường mầm non trong bệnh viện.
Là bản đồ cuộc gặp gỡ của em nhỏ mầm non với người bố đang đi dạo trong bệnh viện trong quá trình phục hồi chức năng.
Chẳng mấy chốc tôi sẽ giống như bố tôi, vui vẻ, mong đợi được đi dạo cùng bọn trẻ mẫu giáo.
Điều đó thật hạnh phúc.
Tôi đã đến thăm bệnh viện sau một khoảng thời gian dài và chụp ảnh kỷ niệm tại công viên dành cho trẻ em, nơi được tạo ra từ một phần trong di sản của bố tôi.
Tôi nghĩ là tôi đã có nhiều nụ cười hơn hẳn lúc họp.
Với tư cách là bác sĩ, cha mẹ đã sống cuộc đời của mình trong bệnh viện này.
Tiếp theo là trường mầm non, nơi những nhân viên mong muốn đứa con của họ vào trường.
Đối với tôi, người không có con cháu, những đứa trẻ mầm non này dễ thương như những đứa cháu của mình.
Triết lý của Koyama là tất cả mọi người đều như nhau.
Hãy tạo ra dịch vụ tốt nhất mà có thể thuyết phục được chính mình.
Tôi đặt cược cuộc sống của mình để tiêu đề về triết lý của Koyama không bị sai .
Nhớ lại tuần đầu tiên sau khi thành lập bệnh viện dưới chân núi Phú Sĩ, tôi đã ở lại một mình trong tòa nhà và đón giao thừa.
Tôi sẽ không bao giờ quên sự cô đơn khi thành lập nó.
Dù đã có 14.000 nhân viên, các quyết định và hành động của người lãnh đạo vẫn cô đơn.
Người lãnh đạo có sự chuẩn bị tâm lý về những việc không thể bày tỏ được.
Tôi chỉ có thể cho bạn cơ hội để đưa nó vào thực tế.
Ngày hôm nay, câu chuyện cũng đi xa so với tiêu đề.
Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu sáng nay 98・99・99
Đường trong máu trước bữa ăn 186 Nhiệt độ cơ thể 36,1 độ
Tiêu đề của trái tim tôi không bị sai Đại diện Koyama Yasunari