Nhật ký Koyama Ginza 21/6 Quản lý chưa toàn diện của Y tế tư nhân

Nhật ký Koyama Ginza 21/6 Quản lý chưa toàn diện của Y tế tư nhân

Các bài báo tiếp tục chỉ ra vấn đề về cải cách hệ thống y tế.

Việc phân tích tình trạng, tức là việc chẩn đoán bệnh là đúng. 

Thế nhưng việc điều trị vẫn khó khăn. 

Có cách điều trị nào không?

Thậm chí còn chưa nghĩ đến nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh là gì.

Họ nói rằng hệ thống y tế tư nhân nên được thay đổi thành hệ thống hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà nước. 

Đây vẫn là một dấu chấm hỏi.

Hệ thống y tế vốn có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như Anh Quốc cũng không phải là điều cả thếgiới ngưỡng mộ.

Mặt khác, tôi tin rằng thế giới cũng không muốn y tế trởthành ngành công nghiệp kiếm tiền tự do hàng đầu nhưở Hoa Kỳ.

Cả hệ thống y tế của chủ nghĩa cộng sản và của chủnghĩa tư bản tự do đều dường như không hoạt động hiệu quả trên toàn thế giới.

Nếu các quy định của nhà nước có hiệu quả, thì các bệnh viện công đã hoạt động hiệu quả rồi?

Tôi nghĩ là hệ thống quản trị của Bệnh viện công không mấy hiệu quả.

Thí dụ như việc làm việc tại bệnh viện công ca trực rất khắt khe nên đã có nhiều người ra làm ở bệnh viện tư. 

Quả nhiên là nhà trẻ thì có làm vào ca đêm và chủ nhật, nhưng trường mầm non thì chỉ có giờ trưa và thứ 7, chủ nhật thì nghỉ.

Những bà mẹ ở trường mầm non là một người nội trợtoàn thời gian.

Giáo viên mẫu giáo cũng có ít giờ làm việc hơn giáo viên nhà trẻ.

Ít nhất là không có trường mầm non vào ban đêm.

Giáo dục, nông nghiệp và y tế cũng có một số điểm tương đồng và một số điểm khác biệt.

Giấy phép của bác sĩ là bác sĩ đa khoa, nhưng trong thực tế việc điều trị bị hạn chế bởi chế độ y khoa chuyên môn.

Giáo dục thực chất cũng được quy định bởi giấy phép.

Giấy phép giữa giáo viên giữ trẻ với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giảng viên đại học là hoàn toàn khác nhau và được phân bạch rõ ràng.

Giảng viên đại học, giáo sư không giống với giáo viên mẫu giáo.

Bác sĩ gia đình đào tạo gần với cấp độ của giáo viên giữtrẻ trên thế giới

Có phải việc nghiên cứu điều trị ở các trường đại học và bệnh viện đại học đã bị lẫn lộn với việc chăm sóc trẻem ở các trường mẫu giáo không?

Nói cách khác, tạo ra quá nhiều kích thước ổ cắm.

Mà không thể kết nối, không thể cắm vào các thiết bịkhác. 

Điều này làm tôi nhớ đến lúc tại nhà máy điện hạt nhân có vấn đề vì kích thước của ổ cắm máy phát điện sai khác nên không kết nối được.

Tại sao lại làm như vậy? 

Là để sao cho không sử dụng được với các loại thiết bịđiện tử khác.

Xã hội của Nhật Bản được phân chia theo chiều dọc, trên dưới và hệ thống cấp bậc.

Sẽ không thực tế khi nói rằng các giáo viên đại học có thể làm việc tại trường mẫu giáo mà không suy nghĩ lại về những điều cơ bản của hệ thống và giáo dục.

Vậy thì phải làm như thế nào mới là tốt?

Cũng giống như nông nghiệp. 

Nếu thời đại không thay đổi, sẽ không có gì thay đổi cả.

Có thể có một chính sách yêu cầu tất cả các bác sĩ ở độtuổi 20 phải làm việc tại các bệnh viện đa khoa.

Hay có thể là chính sách điều chỉnh sao cho mức lương của bác sĩ bệnh viện cao hơn lương của bác sĩ phòng khám tư/bệnh viện tư.

Cần phải siết chặt quy định cũng như nới lỏng quy định.

Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề này có nguyên nhân sâu xa hơn nữa.

Vì đây là vấn đề của ý thức và cơ cấu của xã hội Nhật Bản.

Tôi có chút bi quan. 

Bởi thế tôi đã từ bỏ việc cải cách cả xã hội.

Mà chỉ cải tổ toàn thể dịch vụ chăm sóc y tế của Tập đoàn Koyama.

Nỗ lực chuyên tâm bắt đầu từ chính đôi chân của mình, từ nhóm của chúng ta, từ chính tập đoàn của chúng ta.

Không phải chỉ là nhận thức sẽ cải cách

Y tế chính xác và chăm sóc hướng tới tương lai.

Đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời của bạn.

Cuối cùng đó là tiếp tục duy trì, quản lý bền vững.

Tôi đang cố gắng hết sức.

Hôm nay có một bạn nhân viên dương tính với Covid-19. 

Bạn đã làm việc chăm chỉ rồi, Gửi lời cảm ơn đến bạn!

※Máy đo oxy xung nhịp sáng nay 97/98/97

Đường huyết trước bữa ăn: 189 

Nhiệt độ cơ thể: 36,2 độ

Đại diện Don Quijote: Koyama Yasunari