Nhật ký Koyama Ginza 26/6   Người kiêu ngạo

Nhật ký Koyama Ginza 26/6   Người kiêu ngạo

Ngày xưa, khi tôi đến một vùng nông thôn, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy một nhân viên y tế đã lớn tuổi và hiệu trưởng trường mầm non có thái độ rất kiêu ngạo. 

Thái độ, hành động tỏ vẻ kiêu ngạo đối với người quản lý phúc lợi trẻ tuổi hơn và thị trưởng của thị trấn.

Mọi người xung quanh nhẫn nhịn và không nói gì.

Nếu bạn ở nơi làm việc trực tiếp trong một thời gian dài, sẽ thấy những điều như vậy.

Ở công xưởng cũng vậy, nhà bếp cũng vậy.

Đối với trường mầm non, thì vai trò của người mẹ đối với các em nhỏ.

Phụ huynh cũng khiêm tốn, hạ mình với họ.

Nhưng họ nhầm tưởng rằng bản thân mình vĩ đại hơn bất kỳ ai khác, đáp lại mọi người bằng thái độ đó.

Ngay cả chính trị gia, một khi đã trúng cử trở thành chính trị gia, thì sau đó dù không trúng cử nữa cũng không thể trở lại làm nhân viên bình thường.

Ngành nghề được gọi là giáo viên (sensei) sẽ không có lợi nếu đổi nghề.

Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thấy một người được gọi là bác sĩ hay giáo sư nổi tiếng ( sensei) có thái độ kiêu ngạo.

Ít nhất là tại các trường đại học và bệnh viện đại học nổi tiếng.

Những giáo sư đại học đến với Koyama cũng không ngoại lệ.

Vì quá khiêm tốn, khiêm nhường, nên tôi thấy xấu hổ.

Tuy nhiên, chủ tịch của công ty phúc lợi xã hội hay các nhân viên tư vấn cao tuổi lại kiêu ngạo vì lý do nào đó.

Không có giám đốc bệnh viện nào được gọi là bác sĩ nổi tiếng.

Vì xã hội không thể chấp nhận được.

Trong thế giới phúc lợi, phía cung cấp dịch vụ tới bây giờ vẫn kiêu ngạo.

Tôi không nghĩ rằng chỉ trong ngành phúc lợi thì những người kiêu ngạo mới được tha thứ, nhưng.

Bây giờ học sinh có thể lựa chọn các trường đại học, trường học, nên cạnh tranh thêm khốc liệt hơn.

Từ nay, nếu phụ huynh không được chọn trường mẫu giáo hay trường mầm non, thì sẽ phải giảm biên chế, cơcấu lại đội ngũ.

Chính phủ đã thay đổi hệ thống chứng chỉ để dễ dàng lấy cả 2 chứng chỉ chăm sóc điều dưỡng và giáo viên mầm non hơn.

Tại Koyama, chúng tôi sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục cho việc đó.

Tạo một nơi làm việc mới ngay cả trong xã hội có dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm.

Thường xuyên có thái độ học hỏi một cách khiêm tốn, hay nói đúng hơn là nếu bạn không có ý chí học hỏi, bạn sẽ không thể tồn tại trong ngành phúc lợi.

Vì trường mẫu giáo là tư cách pháp nhân trường học, liên quan tới giáo dục, không phải là phúc lợi.

Hay là vì trường mầm non là phúc lợi, không phải là giáo dục…

Thời đại đó đã kết thúc rồi.

Việc thành lập cơ sở giáo dục trẻ em ( kodomo en- sựkết hợp của trường mầm non và trường mẫu giáo) là một bằng chứng của một thời đại mới.

Phải có những gì tốt nhất cho cả giáo dục và phúc lợi.

Y tế và chăm sóc, điều dưỡng cũng như vậy.

Ngày xưa, cố chủ tịch Koyama Masamichi đã từng bảo tôi hãy đi pha trà cho thư ký đang làm việc.

Là vì đã không còn khách tới và trông tôi đang rảnh rỗi.

Tôi bật cười, nhưng bố tôi nói điều đó rất tự nhiên nên tôi vui vẻ uống trà với thư ký.

Tôi tự hỏi liệu thư ký có thấy trà tôi pha ngon không.

Bố tôi chạy đến khu ngoại trú.

Nụ cười, bóng dáng sau lưng của bố tôi khi chạy ra khỏi phòng giám đốc bệnh viện, tới bây giờ tôi vẫn không quên.

Tôi nghĩ rằng thư kí thời bấy giờ cũng sẽ không quên.

Bố tôi chưa từng kiêu ngạo.

Gần đây, có một số nhân viên có thái độ không thể nói là lịch sự đối với tôi.

Có phải tôi đang già đi và kiêu ngạo hơn không?

Những người không lịch sự, không biết lễ nghĩa ngày càng nhiều.

Ngày xưa sẽ bị nói là thiếu giáo dục, thiếu lễ nghi.

Chắc chắn rằng từ giáo dục, lễ nghi đã trở thành từ ngữkhông còn được sử dụng.

Phải chăng người kiêu ngạo định giáo dục tôi sao?

Suy cho cùng, là một người thiếu lễ nghi và kiêu ngạo.

Hôm nay số lượng nhân viên xét nghiệm PCR có kết quả dương tính:  0 người

Cám ơn sự làm việc chăm chỉ của các bạn. Tôi cám ơn các bạn.

Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu sáng nay 99・98・99

Đường huyết trước bữa ăn  146   Nhiệt độ cơ thể 36,2 độ

Trẻ mẫu giáo kiêu ngạo  Đại diện  Koyama Yasunari